Cục đẩy công suất là sản phẩm được sản xuất chuyên dụng cho việc khuyếch đại âm thanh để đưa đến loa để âm thanh có được sự mạnh mẽ, uy lực, chất lượng hơn! Tuy vậy không thể chỉ một mình cục đẩy mà làm nên được một âm thanh hoàn chỉnh mà cần có sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh khác như loa, vang số, mixer thậm chí là cả micro không dây. Để có được một sự cộng hưởng tốt giữa các thiết bị đó thì việc kết nối chính là điểm mấu chốt!
Việc kết nối giữa cục đẩy công suất với các thiết bị xử lý âm thanh khác thật ra rất đơn giản so với suy nghĩ của nhiều người! Để giúp quý khách có được cái nhìn chi tiết cũng như giúp người dùng có thêm kiến thức về việc này https://danamthanhdamcuoi.com/ xin giới thiệu đến quý khách cách đấu cục đẩy công suất với loa đơn giản nhất!
Hướng dẫn cách nối cục đẩy công suất với loa chính hãng
Loa chính là thiết bị không thể thiếu trong một dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp và đây cũng chính là thành phần kết nối trực tiếp với cục đẩy công suất để phát ra âm thanh. Vậy muốn kết nối cục đẩy công suất với lao thì nên làm thế nào cho đúng? Làm thế nào để kết nối này giúp cho cục đẩy truyền tải được âm thanh một cách tố nhất, nhanh nhất?
Bước đầu tiên bạn hãy đấu bình thường giữa 2 kênh dual chanel: dùng khi tải loa 4 ohm, 8 ohm, 1 kênh! Có thể dùng stereo để tách 2 đường tín hiệu vào công tắc monno-stereo với vị trí ngay giữa dual! Nếu bạn không cần nâng cấp công suát lên mức quá lớn như trong dàn âm thanh hội trường, đám cưới lớn thì việc đấu nối đơn giản này đã đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn! Chỉ có lưu ý nhỏ rằng nếu đã đấu nối ở mức 4 ohm thì công suất mà sản phẩm có thể đạt được là 10 ohm, 30% nhưng bù lại thì mức nhiệt tỏa ra cũng sẽ lớn hơn hẳn!
Tiếp theo là đến đấu nối ở chế độ cầu nối: 2 cọc dương của trạm có tác dụng để kéo tải, cùng 1 cọc sẽ trở thành cọc âm! Thường thì cọc bên phải thường được sử dụng là cọc dương và nấu kênh nào lấy cọc dương thì sẽ cắm vào kênh đó!
Về cách đấu nối parallel mono: 2 cọc dương cần được đấu lại với nhau, bạn bật công tắc đổi sang chế độ parallel khi sử dụng đường 70V. Nếu bạn lựa chọn cho việc kéo loa xa thì nên lựa chọn CH1 và CH2 sang mức 70V. Với chế độ cầu nối và parallal mode, ngõ tín hiệu của ampli chỉ được dùng 1 bên tùy vào sự thiết kế của từng hãng sản xuất vì lúc này cục đẩy chỉ như một amply mono!
Cuối cùng là để công tắc tín hiệu vào chế độ cầu nối – phương pháp này có thể nói tiếp 2 kênh nên múc tải của cục đẩy được tăng lên gấp đôi!
Một số lưu ý khi đấu nói cục đẩy công suất và loa:
- Đấu 1+, 1- với dây loa, tuyệt đối không thể đấu nối giữa dây 1+ với dây 2+ và 1- với 2-.
- Không để cho nước hay lửa quá sát hay rơi vào sản phẩm để tránh bị chập cháy hay hư hỏng
- Tốt nhất là không nên quấn dây tín hiệu và dây nguồn với nhau thì dễ dẫn đến tình trạng ù, nhiễu
- Tránh xa những nơi có mức từ trường lớn khi đấu nối
Thực hiện tốt những bước trên đây bạn đã có được một kết nối tốt nhất cho dàn âm thanh đám cưới chính hãng của mình! Còn nếu bạn vẫn chưa rõ về việc kết nối này hãy gọi ngay cho Khang Phú Đạt để được tư vấn cụ thể nhất nhé!