Audiophile là gì? Audiophine lấy nguồn âm từ đâu?

Audiophile là gì? Audiophine lấy nguồn âm từ đâu?
5/5 - (1 bình chọn)

Có không ít khách hàng còn “mập mờ” với khái niệm Audiophile là gì? Tuy thuật ngữ âm thanh này đã xuất hiện khá lâu nhưng chỉ số ít người chơi âm thanh mới có thể hiểu được chính xác thuật ngữ Audiophile là gì? Bởi vậy, nhằm giúp bạn có thêm những kiến thức sâu rộng và bổ ích trong lĩnh vực âm thanh này, hôm nay, Danamthanhdamcuoi.com sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về Audiophile.

Audiophile là gì?

Audiophile không phải là một loại nhạc cụ cũng không phải là thương hiệu âm thanh nào đó mà Audiophile là một thuật ngữ chỉ một nhóm người đam mê, yêu thích quá trình tái tạo âm thanh một cách trung thực nhất có thể.

Tái tạo âm thanh một cách trung thực là một trong những công việc của một Audiophile, thường họ sẽ làm những công việc như: thu âm, sản xuất âm thanh, quá trình phát lại âm thanh… được gọi là tái tạo âm thanh.

Audiophile là gì? Audiophine lấy nguồn âm từ đâu?

Mục tiêu của Audiophile muốn hướng đến là gì?

Mục tiêu chính của một Audiophine đó chính là nắm bắt được sự chân thực nhất của âm thanh tại các buổi biểu diễn trực tiếp hay các phòng nghe có âm tính tốt và tái hiện tất cả những gì đã nắm bắt được bằng các thiết bị, công cụ hỗ trợ ngay tại nhà. Điều này rất khó có thể thực hiện được một cách tuyệt đối, những việc tái hiện lại âm thanh một cách chân thực nhất là mục tiêu chính của những Audiophine.

Audiophine lấy nguồn âm từ đâu?

Một trong những nguồn âm của Audiophine phổ biến trước đây đó chính là từ các đĩa than, bang từ hay nguồn thu digital như CD, DVD-A nhưng ngày nay khi mà các định dạng file nhạc số lên ngôi thì nguồn âm mà Audiophine lấy được từ các dữ liệu âm thanh nén không mất dữ liệu như lossless, hay không nén. Và một số dữ liệu được lấy từ nguồn âm khác miễn sao tín hiệu sạch và ít nhiễu.

Hệ thống phát lại âm thanh gồm những gì?

Một hệ thống phát lại âm thanh bao gồm nguồn phát, thiết bị khuếch đại và thiết bị âm thanh đầu ra (loa, tai nghe). Ngoài ra, một số thiết bị phụ trợ khác cũng được sử dụng có thể kể đến như giá đỡ hệ thống bộ lọc nguồn, bộ chùi đầu đọc, thiết bị khử tĩnh điện, bộ làm sạch kim đọc (đối với bàn xoay đĩa than), eartips và móc vòng qua tai (đối với tai nghe in-ear), miếng đệm tai và giá treo tai nghe (đối với tai nghe cỡ lớn), thiết bị giảm rung – giảm vọng âm, các tấm tiêu âm và tán âm (đối với hệ thống dùng loa).

Hy vọng với những chia sẻ nhỏ trên đây của chúng tôi về Audiophine sẽ giúp bạn hiểu hơn Audiophile là gì và tất cả những thông tin về thuật ngữ Audiophine.

Loa Klipsch của nước nào? Chất lượng ra sao?