Bộ lọc âm thanh là gì? Liệu có cần thiết phải có bộ lọc trong hệ thống âm thanh hay không? Chúng có những loại nào? Hãy cùng xem những chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về thiết bị âm thanh này nhé!
Nội dung bài viết
Bộ lọc âm thanh là gì?
Bộ lọc hay đầu lọc âm thanh, lọc xì hay Equalizer (EQ). Đây là thiết bị cho phép khắc phục sự mất cân bằng của âm sắc cũng như tăng/ giảm một dải tần nào đó. Điều này sẽ hạn chế các tín hiệu không mong muốn liên quan đến âm thanh! Bởi một đầu lọc âm thanh được phát ra có dải tần rất rộng. Nhưng trong số đó có những tín hiệu tốt, tín hiệu không phù hợp – vậy nên cần loại bỏ những dải tần cần thiết! Do vậy nên bộ lọc chính là một thiết bị không thể thiếu cho dàn karaoke cũng như dàn chơi nhạc cụ!
Các loại bộ lọc âm thanh phổ biến
Tùy vào yêu cầu đặt ra, bộ lọc được chia thành 3 loại chính sau:
1. Đầu lọc Fixed Equalizer
Đây là dòng đầu lọc âm thanh có kết cấu đơn giản với hệ thống núm căn chỉnh đơn giản! Tác dụng của chúng là giải quyết nhanh những vấn đề tần số. Chúng được dùng trên các dàn ampli, đàn guitar hay trống jazz.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng.
- Nhược điểm: không căn chỉnh được những yêu cầu phức tạp
2. Bộ lọc âm thanh Graphic Equalizer
Dòng thiết bị đầu lọc âm thanh tần số này sử dụng qua cần gạt. Tùy vào từng thiết bị và cấu hình mà số lượng nút gạt lớn hay nhỏ! Nếu số lượng cần gạt ít hơn thì dải âm được can thiệp cũng ít hơn và ngược lại! Thường thì những đầu lọc Graphic Equalizer với Q được cố định để hạn chế ảnh hưởng không đáng có đến những tần số của nút gạt xung quanh!
Với Peaking Filter, dòng đầu lọc này sẽ giúp cắt giảm hoặc tăng cường một cách chi tiết và chính xác tại vùng điểm được chọn! Bộ lọc Peaking Filter có 2 nút – 1 nút chọn tần số trung tâm, nút còn lại căn chỉnh tăng giảm tín hiệu để xử lý tín hiệu xấu một cách chính xác! Ngoài ra một số dòng sản phẩm Graphic Equalizer còn có 2 bộ lọc ở 2 đầu gọi là Shelving Filter.
- Ưu điểm: Tiện dụng, dễ quản lý dải âm tần bằng mắt.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, phạm vi tác động khá hẹp, không can thiệp chi tiết riêng các khu vực âm tần khác nhau
3. Đầu lọc Parametric Equalizer
Có thể hiển thị tần số một cách tối ưu, có nhiều các tùy chỉnh như FREQ, GAIN, bandwidth chính là các điểm nổi bật của đầu lọc Parametric Equalizer. Ngoài ra đầu lọc âm thanh này còn mang đến khả năng căn chỉnh các bộ lọc cho mỗi EQ band như High – Pass và Low – bass, Peaking, Shelving, Notch Filter.
- Ưu điểm: căn chỉnh linh hoạt tần số, có độ chính xác cao, âm chân thực, sắc nét.
- Nhược điểm: Parametric Equalizer là bộ lọc được đánh giá rất ít nhược điểm về chất lượng âm đạt được.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về bộ lọc âm thanh sẽ giúp bạn có được cái nhìn tối ưu nhất về dòng sản phẩm này! Ngoài ra nếu bạn muốn tư vấn, chọn mua dàn âm thanh, thiết bị âm thanh chuyên nghiệp giá tốt hãy gọi đến hotline 096 292 1001 (Zalo, Facebook, Imess) hoặc truy cập danamthanhdamcuoi.com để được hỗ trợ tốt nhất nhé!