Có nên ghép cục đẩy công suất với amply hay không?

co-nen-ghep-cuc-day-cong-suat-voi-amply-1

Với những ai hiểu về thiết bị âm thanh đều có thể trả lời được câu hỏi Có nên ghép cục đẩy công suất với amply hay không? Tuy vậy với những ai chưa có kinh nghiệm thì việc đưa ra quyết định này là không dễ! Sau đây danamthanhdamcuoi.com sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này với những thông tin về 2 dòng sản phẩm này!

Tìm hiểu về amply và cục đẩy công suất

co-nen-ghep-cuc-day-cong-suat-voi-amply-2
Amply karaoke và cục đẩy – có nên kết nối?

Để có thể biết được có nên ghép đẩy âm thanh và amply hay không? điều đầu tiên bạn sẽ cần biết rõ về 2 thiết bị này? Cục đẩy công suất là gì? Amply karaoke là gì? tác dụng ra sao?

Tổng quan về amply karaoke

Amply là một trong số những thành phần cơ bản của một dàn âm thanh karaoke gia đình, kinh doanh nhỏ! Chúng đóng vai trò là thiết bị thu nhận tín hiệu từ thiết bị đầu ra sau đó xử lý cũng như khuếch đại tín hiệu đó và đưa đến cho các thiết bị âm thanh đầu ra! Nó tích hợp cả 2 chức năng xử lý tín hiệu – căn chỉnh Echo, hiệu ứng cùng khả năng khuếch đại với mạch công suất ngay trong 1 thiết bị!

co-nen-ghep-cuc-day-cong-suat-voi-amply-3
Amply karaoke có mức công suất khá nhỏ

Amply hầu như đều xử lý tín hiệu bằng cơ nên độ hao mòn qua thời gian là rất lớn! Do vậy nên bạn cần vệ sinh thường xuyên để có được sự căn chỉnh chính xác nhất! Ngoài ra đặc trưng của dòng thiết bị này là mức công suất không lớn – chỉ dưới 600W. Vậy nên khả năng kết hợp với loa công suất lớn của chúng là vô cùng hạn chế!

Một số thương hiệu amply nổi tiếng hiện nay đó là: Jarguar, Paramax, Nanomax, Pioneer,… Amply thường sử dụng cho dàn karaoke gia đình, karaoke kinh doanh quy mô nhỏ,…

Tổng quan về cục đẩy công suất

Nếu bạn phân vân về việc có nên ghép cục đẩy công suất với amply hay không thì tác dụng của cục đẩy là điều bạn không thể không biết! Cục đẩy công suất hay main công suất, đẩy âm thanh chính là thiết bị có vai trò chuyên khuếch đại tín hiệu âm thanh cho hệ thống! Khác với amply karaoke chúng không tích hợp thêm mạch xử lý tín hiệu mà chỉ chuyên biệt cho việc khuếch đại âm thanh mà thôi!

nen-mua-cuc-day-hang-nao-aap
Cục đẩy công suất AAP chính hãng

Cũng bởi vậy nên mạch khuếch đại đặt trong cục đẩy có không gian phát triển hơn! Nên cục đẩy thường có mức công suất rất lớn – dường như là không giới hạn vậy nên chúng có thể kéo được rất nhiều loa nhất là những đôi loa công suất lớn. Đồng thời với khả năng đa dạng kênh đầu vào – cục đẩy 2 kênh, cục đẩy 3 kênh, cục đẩy 4 kênh mang đến cho chúng khả năng kéo loa của 1 thiết bị lớn hơn!

Cách sử dụng cục đẩy công suất chuẩn xác nhất là khi kết hợp với thiết bị trộn âm đầu vào – thường sẽ là vang số, bàn mixer! Khi đó chất âm đầu ra khi sử dụng đẩy công suất có phần mạnh mẽ, uy lực, chi tiết hơn hẳn so với amply! Bộ đôi này có thể sử dụng cho các bộ dàn âm thanh karaoke gia đình, âm thanh đám cưới, âm thanh sự kiện, sân khấu,…

Có nên ghép cục đẩy công suất với amply hay không?

nen-mua-amply-hay-cuc-day-1
Có nên sử dụng cả đẩy công suất và amply?

Nếu bạn đã từng thấy hoặc sở hữu một dàn âm thanh lớn ắt hẳn sẽ biết họ thường sử dụng bộ đôi đẩy công suất và vang số hoặc bàn mixer! Bởi chỉ có bộ đôi này mới có thể đáp ứng được nhu cầu về không gian cũng như chất lượng âm thanh mà người dùng đặt ra!

Tuy nhiên nếu như bạn đã có amply và muốn nâng cấp hệ thống nhưng lại không có kinh phí lớn thì việc phối ghép chúng vẫn được có thể chấp nhận được! Khi đó amply sẽ đóng vai trò là thiết bị xử lý âm thanh kết nối với cục đẩy là thiết bị khuếch đại! Hoặc nếu như bạn muốn nâng cấp đôi loa nhưng công suất của amply không đủ thì kết nối với cục đẩy âm thanh để hỗ trợ cũng là một giải pháp tốt!

Video tư vấn ghép cục đẩy và amply

Nói như vậy ắt hẳn bạn cũng không còn quá khó để quyết định có nên ghép cục đẩy công suất với amply rồi đúng không? Nếu bạn muốn biết thêm về hướng dẫn sử dụng cục đẩy công suất cũng như kết nối thế nào cho chuẩn mời bạn liên hệ qua hotline 096 292 1001 (Zalo, Facebook, Imess) để được gặp đội kỹ thuật viên chuyên nghiệp nhất hiện nay!